Việc hẹn giờ tắt máy tính có thể giúp bạn tự động lên lịch tắt máy tính trên các hệ điều hành Windows như Windows 7/8, Windows 10 mà không cần phải ngồi trước máy tính. Các phương pháp hẹn giờ tắt máy tính dưới đây rất dễ sử dụng trên các hệ điều hành trên và có thể áp dụng được cả trên Windows XP và các phiên bản cũ hơn.
1. Sử dụng CMD để hẹn giờ tắt máy tính
CMD luôn quen thuộc với người dùng windows vì có mặt trong mọi phiên bản hệ điều hành. Sau đây là từng bước làm:
Bước 1: Cùng lúc nhấn 2 phím Windows và R để hiện thành lệnh hoặc tìm kiếm CMD trên search bar sau đó gõ lệnh :
Câu lệnh hẹn giờ tắt máy tính đơn giản
Giải thích các thành phần của câu lệnh trên:
shutdown: tiếng việt là tắt máy
-s: lệnh tắt máy tính
-t: thể hiện thời gian
300: Thể hiện thời gian theo giây trước khi tắt máy
Một số lệnh hẹn giờ tắt máy tính phổ biến nên dùng:
- Máy sẽ tắt sau 3 phút: “shutdown -s -t 180”
- Máy sẽ tắt sau 5 phút: “shutdown -s -t 300”
- Máy sẽ tắt sau 10 phút: “shutdown -s -t 600”
- Máy sẽ tắt sau 15 phút: “shutdown -s -t 900”
- Máy sẽ tắt sau 30 phút: “shutdown -s -t 1800”
- Máy sẽ tắt sau 1 tiếng: “shutdown -s -t 3600”
- Máy sẽ tắt sau 2 tiếng: “shutdown -s -t 7200”
- Máy sẽ tắt sau 3 tiếng: “shutdown -s -t 10800”
- Máy sẽ tắt sau 4 tiếng: “shutdown -s -t 14400”
- Máy sẽ tắt sau 5 tiếng: “shutdown -s -t 18000”
Bước 2: Sau khi nhập xong câu lệnh và gõ enter, màn hình sẽ hiển thị thông báo thành công và thời gian máy tắt
Phòng trường hợp bạn gõ sai thời gian hoặc không cần tắt nữa, hãy hủy câu lệnh bằng các bước tương tự nhưng thay câu lệnh trước đó thành : shutdown -a
Thông báo sẽ lại hiện lên và báo hủy thành công
2. Tạo Shortcut để hẹn tắt máy
Ta sẽ bắt đầu tạo phím tắt Shutdown.exe với hướng dẫn sau:
Bước 1: Nhấn một lần chuột bên phải lên desktop chọn New rồi đến mục Shortcut
Bước 2: Thông thường đường dẫn vào file shutdown.exe là:
C:\Windows\System32\Shutdown.exe > Next
Bước 3: Bây giờ bạn có thể đặt tên cho shortcut sau đó bấm vào Finish
Bước 4: Nhấn chuột phải vào icon phím tắt vừa tạo chọn Properties
Bước 5: Tìm đến ô Target nhập những lệnh sau để cài đặt tắt máy
- -s: Tắt máy
- -l: Log off
- -r: Reset máy khởi động lại
Bước 6: Nhập -t và thêm số giây ở sau để hẹn giờ tắt máy
Bước 7: Ngoài ra bạn có thể dùng lệnh -c “văn bản” vào sau lệnh trên để máy tính hiện lên văn bản khi tắt máy
Ví dụ: -s -t 1020 -c “Chào tạm biệt”
3. Sử dụng Windows Task Scheduler để hẹn giờ:
Cách thứ ba là sử dụng Windows Task Scheduler để hẹn giờ tắt máy tính một cách tự động và định kỳ. Ví dụ, nếu bạn muốn máy tính tự động tắt vào một thời điểm cụ thể mỗi ngày mà không cần phải dành thời gian để cài đặt, thì cách này rất hữu ích. Đặc biệt đối với các máy tính ở các cơ quan, trường học, việc hẹn giờ tắt máy tự động sẽ tránh được tình trạng nhân viên quên tắt máy tính trước khi ra về. Hãy làm theo để sử dụng Windows Task Scheduler:
- Mở Control Panel và chọn Scheduled Tasks, sau đó kích đúp chuột vào Add Scheduled Task.
- Trong hộp thoại Scheduled Task Wizard, bấm Next và chọn nút Browse để tìm đến tệp Windows\system32\shutdown.exe.
- Đặt tên cho tác vụ và chọn lựa chọn Daily. Đặt thời gian mà bạn mong muốn máy tính tắt vào thời điểm đó.
- Bạn có thể tăng cường bảo mật hoặc sự chắc chắn bằng nhập tên người dùng và mật khẩu.
- Trước khi kết thúc, đặt dấu kiểm ở ô Open advanced properties for this task when I click Finish để có thêm lựa chọn hẹn giờ tắt máy.
- Trong hộp thoại xuất hiện, chọn thẻ Actions và click New. Nhập tên cho hoạt động và thêm -s vào dòng lệnh trong ô Program/script. Nếu muốn, bạn có thể thêm các câu lệnh -t xx (xx là số giây chờ tắt máy) và -c “từ bạn muốn”.
- Nhấn vào thẻ Conditions và đặt dấu kiểm vào ô Only start the task if the computer has been idle for at least:. Nhập vào thời điểm mà bạn thấy phù hợp.
- Nhấn OK để đóng hộp thoại và hoàn tất quá trình hẹn giờ tắt máy.
Hẹn giờ tắt máy tính là một tính năng hữu ích giúp tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ máy tính. Tìm hiểu cách sử dụng tính năng này và tối ưu hóa trải nghiệm của bạn với hướng dẫn đầy đủ từ Phạm Tuấn
PHẠM TUẤN
Cung cấp dịch vụ mạng xã hội online
Chia sẻ kiến thức, sử dụng các phần mềm về máy tính